Kiếm tiền với google Adsense – Tìm hiểu CPC, CTR trang, CTR hiển thị, RPM trang, PRM hiển thị là gì?

18/03/2020 4454 lượt xem 0 bình luận

Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo Google Ads. Bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, xoay quanh những thuật ngữ chuyên ngành và không thể hiểu hết ý nghĩa và công dụng của chúng để làm gì?

Đa phần những thuật ngữ này là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh và nó không tuân theo quy luật nhất định.

Khi mới bắt đầu chạy quảng cáo Google Ads. Mình thường đi tìm hiểu các thuật ngữ chuyên ngành như: CPC, CTR trang, CTR hiển thị, RPM trang, PRM hiển thị là gì?

Nhưng đa số trên Internet đều nó nói kiến thức rất chung chung và không rõ ý nghĩa, công dụng từng cái cụ thể. Do vậy, trong bài viết này mình tổng hợp lại những thuật ngữ mà bạn cần biết khi chạy quảng cáo Google Ads

Trước khi xem tiếp, bạn có thể xem thêm các bài viết khác:

>> Lý do bạn nên bắt đầu kiếm tiền với Affiliate Marketing & Những sai lầm cần tránh.
>> Newbie nên bắt đầu sản phẩm số hay sản phẩm vật lý – Thế mạnh từng mô Affiliate Marketing

Kiếm tiền với google Adsense – Hiểu rõ các thuật ngữ chuyên ngành chạy quảng cáo Google Ads

CPC – Cost Per Sale

Chi phí trả trên một lượt click chuột vào quảng cáo. Công thức tính giá CPC như sau:

CPC= Số tiền đã tiêu / số lượt click vào quảng cáo

Chỉ số CPC này cũng thống kê cho bạn biết được số tiền bạn kiếm được, khi người dùng click vào mẫu quảng cáo. Ngoài ra, bạn có thể dựa vào chỉ số này để biết được chi phí chạy quảng cáo hiện tại đang cao hay thấp.

Về cơ bản CPC còn phụ thuộc bởi chỉ số CTR nếu chỉ số này cao thì CPC thấp và ngược lại

CPM – Cost Per 1000 impressions

Đây là chỉ số thể hiện khi số tiền bạn cần phải trả, khi quảng cáo xuất hiện đủ 1.000 lần hiển thị.

cpm-trong-google-ads

Cách tính tiền của loại quảng cáo này như sau: Chỉ cần mẫu quảng cáo này xuất hiện hay lướt qua trước mắt người xem thì đều tính là một lượt xem và bạn sẽ bị tính tiền.

Do vậy, mẫu quảng cáo loại này thường chi phí rất cao, được rất nhiều nhà quảng cáo chạy theo loại này. Thông thường bạn chạy quảng cáo, hay được hỏi chỉ số CPM chạy bao nhiêu hợp lý.

Chỉ số CPM chạy có hiệu quả hay không, còn phụ rất nhiều yếu tố: Content, Set Ads, cạnh tranh đối thủ,…

Có những trường hợp chỉ số CPM bạn chạy lên đến 500.000 VNĐ, 1.000.000 VNĐ trong ngày nhưng nó bùng nổ và ra rất nhiều đơn được xem là lời. Nhưng nếu bạn Target quảng cáo chạy chỉ 20.000 VNĐ, 50.000 VNĐ trong ngày; nhưng không ra đơn, gọi chạy lỗ.

Do vậy, chỉ số CPM này không quyết định được chiến lược Compain quảng cáo bạn chạy lời hay lỗ. Nói đơn giản, nó chỉ dự báo giá thầu khi chạy quảng cáo có thật sự hiệu quả không mà thôi.

CTR- Click Through Rate

Chỉ số này thể hiện tỷ lệ click chuột vào mẫu quảng cáo trên tổng số lần quảng cáo được hiển thị. Công thức tính CTR như sau:

CTR= (Số lượt click / Số lượt hiển thị) x 100

ctr-trong-google-ads

Chỉ số CTR rất quan trọng mà bạn cần chú ý đến khi chạy quảng cáo. Nó thể hiện chiến dịch quảng cáo của bạn có đang chạy tốt hay không

Chỉ số CTR cao hay thấp còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Chất lượng Content, Set Compain đúng đối tượng, giá thầu hợp lý, ngách sản phẩm đang chạy,….

Do vậy, khi chạy quảng cáo bạn cần phân tích và dựa vào chỉ số CTR để đưa ra chiến lược quảng cáo nên dừng lại hay tiếp tục compain chạy tiếp

RPM

Chỉ số này thể hiện thu nhập ước tính bạn sẽ tích lũy cho mỗi 1.000 lần quảng cáo được hiển thị; mà bạn có thể nhận được. Công thức tính RPM như sau:

RPM = (Thu nhập ước tính / Số lần xem trang) x 1000

Chỉ số RPM còn được sử dụng để so sánh doanh thu giữa các kênh quảng cáo bạn đang chạy với nhau. Từ đó, biết cái này hiệu quả, cáo nào không hiệu quả từ đó đưa ra kết luận: Cái nào hiệu quả thì giữ lại, không hiệu quả thì tắt đi.

Ví dụ: Mình so sánh 2 chỉ số RPM sau đây:

+ Nếu bạn kiếm được 0,15$ t25 lần quảng cáo hiển thị. Khi đó, chỉ số RPM được tính như sau: (0,15$ / 25) * 1000 = 6$ => Hiệu quả

+ Nếu bạn kiếm đượ 180$ từ 45.000  lần quảng cáo hiểu thị. Khi đó, chỉ số RPM quảng cáo được tính: (180$ / 45.000) * 1000 = 4$ => Không hiệu quả

ROI – Return On Investment

Chỉ số này thể hiện lợi nhuận mà bạn nhận được, sau khi chiến dịch chạy quảng cáo hoàn thành. Công thức được tính như sau:

ROI = (Doanh thu – chi phí) / 100

Chẳng hạn bạn chạy quảng cáo 100.000 VNĐ mà lãi 300.000 VNĐ thì chỉ số ROI là 300%. Tức là bạn lời gấp 3 lần ngân sách quảng cáo bạn chạy.

Bidding

Đây là thuật ngữ chỉ mất giá thầu bạn nhận được trên mỗi mẫu quảng cáo. Giá Bidding cũng chính là là số tiền bạn chấp nhận bỏ ra cho 1 click hay 1000 lượt hiển thị cho mẫu quảng cáo đó.

Hiện nay, có 2 mô hình Bidding phổ biến, bao gồm:

+ CPC – Cost Per Click: Số tiền bạn phải trả khi khách hàng click vào mẫu quảng cáo

+ CPM – Cost Per Impression: Đây là số tiền bạn phải chi trả cho 1.000 lần quảng cáo được hiển thị

Daily Budget – Ngân sách hàng ngày 

Đây là ngân sách hằng ngày mà bạn chi tiêu cho một chiến dịch chạy quảng cáo Google Ads.

Advertising Network (Ads network)

Chỉ số này thể hiện mạng lưới quảng cáo được xuất hiện. Tức là bạn liên kết để mua quảng cáo trên những Network này.

google-ads

Sau khi xây dựng website lớn, bạn có thể liên kết với các Network của bên thứ ba khác cho đặt Banner quảng cáo. Tạo ra nguồn thu nhập ổn định, đổ về trên chính website của mình.

Hiện nay, Network quảng cáo lớn nhất là Google, ngoài ra bạn có thể liên kết với các Network quảng cáo của nhiều bên thứ ba khác có trên thị trường.

Banner Ads

banner-ad-2-1-1024x490

Banner Ads hay còn gọi là banner quảng cáo, được đặt trên website dưới dạng hình ảnh: .jpg, .png, .gif,….

Hình thức quảng cáo này, nhúng đoạn mã Code Banner quảng cáo đặt vào trong website để quảng cáo được hiển thị.

Mục đích chính của việc đặt Banner quảng cáo là quảng bá thương hiệu nhằm kéo Traffic từ website này đổ về website khác. Đưa người dùng, tới trang đích mua hàng, và tất nhiên bạn nhận được % hoa hồng, khi có người xem Click xem vào quảng cáo.

SEO – Search engine optimization

Chỉ số này rất quan trọng, điểm cao hay thấp còn phụ thuộc rất lớn vào việc tối ưu hóa website: tốc độ load website nhanh, thân thiện người dùng, SEO từ khóa, chất lượng Content,…

Tất cả những chỉ số này, góp phần tăng sức mạnh cho website. Giúp trang web của bạn đạt được thứ hạng Ranking cao khi người dùng tìm kiếm từ khóa tương ứng.

Định nghĩa và kiến thức về SEO rất rộng, nhiều kiến thức xoay quanh công việc tối ưu SEO và tăng điểm chất lượng cho website. Vì vậy, bạn cần tạo ra nội dung Content chất lượng và học tối ưu SEO website, nhằm mục đích tăng trả nghiệm của người dùng.

>> Chi tiết bạn có thể xem thêm bài viết: Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO cho website

Kết lại

Trên đây là những thuật ngữ chuyên ngành, bạn cần hiểu rõ trước khi chạy quảng cáo Google Ads.

Còn rất nhiều thuật ngữ quảng cáo Google Ads, mình chưa liệt kê hết trong bài viết này. Chính vì thế nếu bạn có góp ý hay bổ sung thêm cho bài viết này. Hãy để lại bình luận bên dưới, để cùng chung tay xây dựng cộng đồng phát triển hơn nhé.

Chúc các bạn thành công!

Hoconlineaz.net  là Blog của Lê Văn Trường chia sẻ  Kiến Thức Marketing Online, Kiếm tiền online, tiếp thị liên kết, bán hàng trên Youtube và SEO… Nơi bạn có thể tìm kiếm kiến thức tuyệt vời để giúp bạn bán hàng tốt hơn

+ http://hocyoutube.com

+ https://webmuasam.com.vn