Bài 1 Tổng Quan Quảng Cáo Google Ads 2019-2020

29/11/2019 3178 lượt xem 0 bình luận

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn chạy quảng cáo google ads mới nhất năm 2019-2020 & Nghiên cứu từ khóa để tăng thứ hạng trên Google.

Bạn có biết Google là công cụ tìm kiếm thông tin lớn nhất Thế giới hiện nay. Mỗi ngày Google thu hút hàng tỷ lượt người tìm kiếm thông tin về sản phẩm / dịch vụ. & trên 80% người dùng Internet sử dụng Google là công cụ tìm kiếm chính.

Chính vì thế Google Ads ra đời, nhằm giúp cho những người làm MMO, bán hàng online triển khai sản phẩm / dịch vụ của họ tiếp cận với khách hàng theo cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.

huong-dan-chay-quang-cao-google-ads-2019

Quảng cáo Google Ads là gì?

Google Ads: Là dịch vụ khai thác quảng cáo của Google thực hiện trên công cụ tìm kiếm và website trong hệ thống liên kết của bạn. 

Quảng cáo Google Ads: Là hình thức quảng cáo mà bạn sẽ trả tiền để hiển thị (CPM) hoặc lượt click (CPC) ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm hoặc mạng lưới của Google. Bạn chỉ trả phí khi những khách hàng mục tiêu ghé vào website của bạn.

Lợi ích của Google

Tựu chung lại thì Google Ads mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích trong chạy quảng cáo. Cụ thể như sau:

+ Khách hàng tự tìm đến sản phẩm /dịch vụ của bạn. Thay vì bạn phải đi tìm khách hàng như mô hình kinh doanh truyền thống.

+ Có ngay lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ lớn trên Thị trường. Đến 80% người dùng Internet sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm chính.

+ Gia tăng doanh số bán hàng tăng lên 68% chỉ trong vòng 3-6 tháng.

+ Hiển thị quảng cáo ở bất kỳ vị trí nào bạn muốn, miễn là nó có liên kết hay đối tác với Google.

+ Nhắm đúng khách hàng mục tiêu: Quảng cáo của bạn xuất hiện khi người dùng tìm kiếm trust key (từ khóa), có liên quan đến sản phẩm / dịch vụ bạn cung cấp.

+ Chi phí cực kỳ thấp, hiệu quả lại cao.

Quảng cáo hiển thị

Bạn có biết Google Ads được biết đến là kênh quảng cáo có độ hiển thị bao phủ rộng và lớn nhất Thế giới. Từ tìm kiếm: Google search, hình ảnh, video, voice (giọng nói) cho đến các trang mạng đối tác với Google. 

 

quang-cao-hien-thi

Dưới đây là một số nơi quảng cáo có thể xuất hiện:

+ Quảng cáo xuất hiện khi người dùng Google Search, gõ từ khóa có liên quan đến sản phẩm cần tìm kiếm.

+ Quảng cáo xuất hiện trên các website, banner quảng cáo mọi người hay truy cập.

+ Xuất hiện trên các thiết bị di động.

+ Trên nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia khác nhau

+ Xuất hiện theo từng Target sở thích / hành vi của khách hàng.

Thuật ngữ của Google Ads – Bạn cần biết

Để hướng dẫn bạn chạy quảng cáo Google Ads – Thì thuật ngữ Google Ads là điều đầu tiên bạn cần biết đến.

Bạn cần nắm rõ những thuật ngữ căn bản này trước khi bắt tay vào chạy quảng cáo Google Ads hoặc ít nhất là không bị đối thủ của bạn vượt mặt trong lĩnh vực này.

Keywords (Từ khóa) 

Từ khóa vô cùng quan trọng trong quảng cáo Google Ads. Đó là từ hay cụm từ gắn liền với sản phẩm / dịch vụ hay lĩnh vực mà bạn cung cấp, và muốn dùng để kích hoạt cho quảng cáo của mình xuất hiện với Google. 

Đây cũng chính là những thông tin, từ khóa mà người dùng  Google search để tìm kiếm.

Ví dụ: thiet ke web gia re, thiết kế web giá rẻ, thiết kế web giá rẻ tphcm, thiết kế web giá rẻ nhất.

Việc chọn từ khóa giữ vai trò quan trọng trong chiến dịch quảng cáo của bạn. Hãy cố gắng lựa chọn cho mình những từ khóa thật sự hiệu quả.

Daily Budget (Ngân sách hàng ngày )

Ngân sách hàng ngày là số tiền trung bình bạn muốn chi trả cho chiến dịch chạy quảng cáo Google Ads mỗi ngày. 

CPC (Cost-per-Click: Chi phí mỗi lần nhấp chuột)

CPC là loại giá thầu phổ biến nhất trên Google Adwords. Nó có nghĩa là mức giá cho một lần nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo của bạn.

Bạn đặt “CPC tối đa” giá thầu mà bạn đặt để xác định số tiền cao nhất bạn muốn chi trả cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo của mình.

CTR (Click through rate): 

Đây là chỉ số đo lường số lần quảng cáo của bạn được click vào chia cho số lần quảng cáo này được hiển thị.

CPA (Cost Per Action)

 Đây là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm, điền form đăng ký, gọi điện thoại, hay gửi email… Sau khi họ nhìn thấy và thực hiện hành động tương tác với quảng cáo.

CPM (Cost Per Mile)

CPM là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

Campaign (Chiến dịch)

Tập hợp các nhóm quảng cáo (quảng cáo, từ khóa và giá thầu) chia sẻ ngân sách, nhắm mục tiêu tùy thuộc vào vị trí và các cài đặt khác. Tài khoản Google Ads của bạn có thể có một hoặc nhiều chiến dịch quảng cáo đang chạy cùng một lúc.

Ad group (Nhóm quảng cáo)

Tập hợp từ khóa, quảng cáo và giá thầu là một phần quan trọng trong cách tài khoản của bạn được tổ chức. Mỗi chiến dịch quảng cáo được tạo thành từ một hoặc nhiều nhóm quảng cáo khác nhau.

Destination URL (URL đích)

Địa chỉ URL cho trang web của bạn nơi bạn muốn mọi người được đưa đến sau khi họ nhấp vào quảng cáo.

Ví dụ: https://levantruong.net/nen-tang-quyet-dinh-ranking-video-cua-ban-co-len-duoc-top-youtube/

Display URL (URL hiển thị)

Là những gì được hiển thị trong quảng cáo của bạn; thường được xuất hiện bằng chữ màu xanh dương đậm.

Ví dụ: levantruong.net/category/ban-hang-tren-youtube/

Destination URL (URL đích)

Trang web nơi khách hàng kết thúc sau khi họ nhấp vào quảng cáo của bạn. Trang này thường giống với URL đích của quảng cáo của bạn.

Quality Score (Điểm chất lượng)

Đo lường quảng cáo, trang đích, cũng như từ khóa có liên quan đến người xem quảng cáo của bạn. ĐCL càng cao

-> Mức giá thầu bỏ ra để chạy quảng cáo nhỏ & có được thứ hạng quảng cáo tốt hơn.

Diem-chat-luong

Mức độ liên quan

Đây chính là những yếu tố liên quan chặt chẽ đến chiến dịch quảng cáo của bạn. Phải liên quan chặt chẽ đến vấn đề người dùng đang tìm kiếm.

Công cụ lập từ khóa – phân tích keyword

Đây là một trong những công cụ lập từ khóa rất hay mà Google cung cấp cho bạn hoàn miễn phí; chính là phân tích keyword.

Giúp bạn tìm kiếm từ khóa tiềm năng, để có số liệu phân tích chi tiết bạn cần phải chạy quảng cáo ít nhất 1 lần.

phan-tich-tu-khoa-keyword-planner

Vậy công cụ Công cụ lập từ khóa – phân tích keyword này có gì hay ho:

  • Nghiên cứu keyword (từ khóa) giúp bạn giảm chi phí khi quảng cáo
  • Gia tăng hiệu quả của toàn bộ chiến dịch quảng cáo
  • Tìm hiểu được sở thích, hành vi của khách hàng về sản phẩm của bạn
  • Đo đếm lượng người search như thế nào 
  • Đối thủ cạnh tranh
  • Biết được CPC tối đa (Chi phí cho một click chuột) là bao nhiêu
  • Ước lượng được số tiền bạn chi trả cho quảng cáo, thu về bao nhiêu lượt click và dự đoán ranking của quảng cáo.

Trong rất nhiều từ khóa đề xuất của google thì bạn nên chọn ra những từ khóa có lượng cạnh tranh thấp, lượng tìm kiếm cao, giá thầu đề xuất thấp, biểu đồ tăng trưởng có xu hướng tăng trưởng.

Bạn có thể xem thêm 2 bài viết rất hay mà levantruong đã từng chia sẻ: 

>> Quảng cáo Google Adwords A-Z Bài 8 Phân tích từ khóa bằng Keyword Planner

>> Quảng cáo Google Adwords A-Z Bài 9 Dự đoán chi phí, số lần nhấp chuột và thứ hạng từ khóa

Sự liên quan giữa CPC tối đa, điểm chất lượng và kiểm tra thứ hạng website trên google

Đây là phần rất quan trọng giúp bạn nhận ra sự quan giữa CPC tối đa, điểm chất lượng và kiểm tra thứ hạng website trên google

Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp bạn cắt giảm ngân sách cho việc chạy quảng cáo. Mà vẫn giữ được thứ hạng cao của website trên Google Search; đơn hàng cho ra vẫn ổn định.

su-lien-quan-CPC-diem-chat-luong-thu-hang-googleNhư hình trên, bạn có thể thấy thứ hạng website trên google được quyết định bởi 2 yếu tố đó là:

  • Điểm chất lượng
  • CPC tối đa

Tức là, bạn muốn có thứ hạng cao trên Google, hãy cố gắng nâng điểm chất lượng lên cao nhất có thể hoặc chi thật nhiều tiền để trả cho 1 click chuột vào website. Tất nhiên thì không có ai muốn trả thật nhiều tiền cho Google rồi.

-> Vậy làm sao để tăng điểm chất lượng?

Hoconlineaz sẽ làm ví dụ nhỏ hướng dẫn bạn chạy quảng cáo Google Ads, để hiểu tầm quan trọng của điểm chất lượng nhé!

thanh-phan-tao-nen-diem-chat-luong

Bảng trên đây là 4 nhà quảng cáo A,B,C,D với từ khóa cùng đi quảng cáo Kem trị mụn. CPC (chi phí cho một lần nhấp chuột) tối đa. Mà các nhà quảng cáo đặt khác nhau và đối thủ sẽ không biết được của nhau. 

Đầu tiên, nhà quảng cáo A sẵn sàng chi trả 12.000đ cho 1 click chuột vào từ khóa “Kem trị mụn” và có điểm chất lượng là 4.

Tương ứng, nhà quảng cáo B có CPC là 10.000đ điểm chất lượng 9, nhà quảng cáo C có CPC là 9.000đ & điểm chất lượng 9. Cối cùng nhà quảng cáo D có CPC tối đa là 8.000đ & điểm chất lượng 8

Theo công thức:

Thứ hạng quảng cáo ( vị trí quảng cáo) =  điểm chất lượng x CPC tối đa

-> Vậy mình đi đến kết luận như sau:

Như hình trên thì Người A bỏ ra nhiều tiền để chạy quảng cáo nhất nhưng xếp vị trí lại ”Xếp cuối cùng” vì điểm chất lượng quá thấp.

Người C xếp cao nhất vì có điểm chất cao nhất nhưng tiền bỏ ra thì chỉ đứng thứ 3.

Cứ vậy nhân lên điểm chất lượng xếp hạng càng cao thì thứ hạng đứng càng cao.

Vậy điểm chất lượng chính là điểm đánh giá chất lượng cả quá trình từ nội dung đến ngân sách chi cho chạy quảng cáo:

Điểm chất lượng = Sự liên quan x Trang đích x CTR dự kiến

Để đạt điểm chất lượng cao nhất 10/10 thì bạn phải làm tốt 3 yếu tố sau đây:

Sự liên quan

Sự liên quan ở đây chính là từ khóa quảng cáo mỗi khi click vào quảng cáo sẽ ra ngay bài đó.

Trong bài viết phải có chứa ít nhất 5-7 từ khóa được đề cập đến trong quảng cáo. 

Điều hướng quảng cáo là tốt nhất, khi quảng cáo bạn phải điều hướng người dùng về ngay sản phẩm / dịch vụ đang chạy quảng cáo.

Sự liên quan ở đây còn có nghĩa là sự thống nhất toàn bộ. Từ khóa tiêu đề, mô tả và URL quảng cáo đều phải đồng nhất.

Trang đích

Đây là trang điều hướng người dùng click vào quảng cáo, trang này phải ”Load thật nhanh”. Dẫn người dùng tới ngay bài họ đang cần tìm kiếm, đúng sản phẩm; có chưa những từ khóa trong mô tả, tiêu đề quảng cáo.

CTR dự kiến

Tỷ lệ click chuột mong muốn trên số lần hiển thị. Số liệu càng lớn chứng tỏ quảng cáo càng thu hút ⇒ Quảng cáo tốt. 

Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào khả năng mô tả quảng cáo có thu hút? Khả năng tối ưu quảng cáo của bạn ra sao? 

Thứ hạng càng cao thì khả năng CTR dự kiến càng tăng mạnh.

Tuy nhiên số liệu này hiện nay không phải là yếu tố cuối cùng; giúp đẩy điểm chất lượng lên cao nhất.

Muốn chất lượng lên cao nhất thì cần tối ưu thật tốt bộ từ khóa cho từng chiến dịch. Sự liên quan được đánh giá càng cao, càng dễ ăn đề xuất -> Đẩy sức mạnh điểm chất lượng.

Tóm lại

 Bài viết trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách chạy quảng cáo Google ads mới nhất 2019.

Việc chạy quảng cáo Google Ads còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ lý thuyết đến thực chiến. Mình sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn trong loạt bài viết tiếp theo về: ”Thực chiến & cách chạy quảng cáo Google Ads”.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi; hay thắc mắc gì trong bài viết này hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Hoconlineaz.net  là Blog của Lê Văn Trường chia sẻ  Kiến Thức Marketing Online, Kiếm tiền online, tiếp thị liên kết, bán hàng trên Youtube và SEO… Nơi bạn có thể tìm kiếm kiến thức tuyệt vời để giúp bạn bán hàng tốt hơn

+ http://hocyoutube.com

+ https://webmuasam.com.vn